Rất nhiều người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc. Tại sao lại như vậy? Đây chắc hẳn là câu hỏi thường gặp của nhiều người.
Hãy cùng BÍ QUYẾT tìm hiểu lý do và cách khắc phục giúp bạn có thể sử dụng khéo léo caffeine, rượu hay cách vận động như thế nào để phù hợp với cơ thể thông qua video của “Asap Science”.
MỤC LỤC
- 1 1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách vận động nhẹ.
- 2 2. Hạn chế caffeine trong chế độ ăn uống của bạn 6 giờ trước khi đi ngủ
- 3 3. Uống nước đều đặn trước khi cổ họng cảm thấy khát
- 4 4. Không uống rượu, bia trước khi đi ngủ
- 5 5. Tỉnh táo làm việc chỉ với 20 phút ngủ trưa mỗi ngày
- 6 6. Trao đổi với bác sĩ nếu nguyên nhân là do lo lắng và căng thẳng
- 7 7. Vấn đề thể chất? “Social Jet Lag – lệch múi giờ xã hội”
1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách vận động nhẹ.
Nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã ngủ đủ giấc, có lẽ vấn đề nằm trong chất lượng giấc ngủ. Cách đơn giản để có được giấc ngủ ngon hơn thì bạn nên vận động nhẹ.
Nghe đến vận động, nhiều người sẽ lo ngại rằng không có thời gian tập mỗi ngày.
Nhưng thực tế, bạn chỉ cần duy trì vận động với mật độ bao nhiêu lần trong một tuần, trong vòng 6 tuần bạn sẽ nâng cao được chất lượng giấc ngủ.
Duy trì vận động quan trọng hơn mật độ vận động rất nhiều, nếu có thể ngủ ngon thì bạn không cần ngủ trong thời gian dài mà tinh thần vẫn sảng khoái.
2. Hạn chế caffeine trong chế độ ăn uống của bạn 6 giờ trước khi đi ngủ
Lợi ích của cà phê được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, nó có vai trò trong việc nâng cao chất lượng của giấc ngủ nếu bạn sử dụng tốt.
Caffeine, đánh bật và vô hiệu hóa adenosine, đẩy lùi cảm giác buồn ngủ giúp tỉnh táo hơn.
Uống cà phê vào buổi sáng là thời điểm tốt giúp tâm trạng được vui vẻ, tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và có thể mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn ngược lại bạn có thể sẽ khó ngủ hoặc mất ngủ nếu nạp caffeine vào cơ thể từ cà phê hay các nước tăng lực 6 giờ trước trước khi đi ngủ.
Caffein ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, những người không ăn hoặc không uống các thứ chứa caffein thường sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
3. Uống nước đều đặn trước khi cổ họng cảm thấy khát
Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể của mỗi chúng ta, vì vậy không được để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước.
Bạn chỉ cần mất đi một lượng nước rất nhỏ, khoảng 1.5%, là đủ để khiến tâm trạng, nguồn năng lượng và chức năng nhận thức của bạn giảm xuống. Nếu mất đi 2% thì cổ họng sẽ bắt đầu cảm thấy khô rát, vì vậy hãy uống nước đều đặn để đảm bảo cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đoán được cơ thể mình có bị thiếu nước không thông qua màu của nước tiểu. Nước tiểu của người cung cấp đủ nước cho cơ thể thường có màu vàng nhạt, nhưng bạn cần lưu ý nếu nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm vì có khả năng cao bạn bị thiếu nước.
4. Không uống rượu, bia trước khi đi ngủ
Uống rượu bia trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ và nhịp sống sinh hoạt. Có thể làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Đặc biệt, sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối, người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc bởi những giấc mơ và ngủ lại rất khó khăn.
5. Tỉnh táo làm việc chỉ với 20 phút ngủ trưa mỗi ngày
Tăng hiệu quả làm việc chỉ với 20 phút ngủ trưa mỗi ngày. Thậm chí không cần đến 1 giấc ngủ sâu mà bạn vẫn có thể nạp thêm năng lượng cho buổi chiều.
Ngược lại, nếu rơi vào giấc ngủ sâu bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, vì thế không nên ngủ trưa quá lâu.
Việc ngủ trưa rất quan trọng đối với nhịp điệu sinh hoạt, hãy khởi đầu buổi sáng đầu tuần đầy vui vẻ bằng giấc ngủ trưa đúng cách vào ngày chủ nhật nhé!
6. Trao đổi với bác sĩ nếu nguyên nhân là do lo lắng và căng thẳng
Tất nhiên, tinh thần, tâm trạng cũng liên quan mật thiết đến mệt mỏi. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến cơ thể khi bạn rơi vào tình trạng bất an.
Lo lắng về việc người khác đang nghĩ gì, lúc nào cũng căng thẳng về công việc hay đau đầu về những quyết định,…tất cả nguyên nhân này đều dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Nó là 1 dạng bênh rối loạn lo âu, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và chất lượng giấc ngủ cũng giảm xuống.
Hơn nữa, không chỉ đơn giản là bệnh rối loạn lo âu, cũng có nguy cơ bạn bị mắc chứng trầm cảm.
Vì trầm cảm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Cảm giác chán nản gây kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này vẫn thường tồn tại ngay cả khi bạn ngủ.
Nếu nghĩ mình bị mắc chứng bệnh trầm cảm, không nên do dự mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc nhà chuyên môn.
7. Vấn đề thể chất? “Social Jet Lag – lệch múi giờ xã hội”
Nói đơn giản, vẫn có thể bạn là người “sống về đêm”. Khoảng 20% dân số có xu hướng sống về đêm theo gen di truyền, tuy nhiên khi sống trong xã hội có giờ làm việc bắt đầu từ 9 giờ đến 17 giờ thì những người sống về đêm này sẽ khó mà có 1 giấc ngủ ngon được.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng này được gọi là “Social Jet Lag – lệch múi giờ xã hội”.
Những cú đêm như thế này thường là những người có thời gian biểu mỗi ngày không thích hợp với bản thân.
Trường hợp không tự giải quyết được, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.